Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

17 - HÌNH HỌA: TƯỢNG TRẺ EM

HÌNH HỌA: TƯỢNG TRẺ EM

16 - HÌNH HỌA: TƯỢNG NGƯỜI GIÀ

HÌNH HỌA: TƯỢNG NGƯỜI GIÀ

15 - HÌNH HỌA: TƯỢNG THIẾU NỮ

HÌNH HỌA: TƯỢNG THIẾU NỮ

14 - HÌNH HỌA: TƯỢNG THANH NIÊN

HÌNH HỌA: TƯỢNG THANH NIÊN

13 - HÌNH HỌA: VẼ HỘP SỌ

HÌNH HỌA: VẼ HỘP SỌ

12 - HÌNH HỌA - VẼ ĐẦU TƯỢNG : TƯỢNG VẠT MẢN

HÌNH HỌA - VẼ ĐẦU TƯỢNG : TƯỢNG VẠT MẢNG

Vẽ đầu tượng vạt mảng thạch cao.

Đầu tượng vạt mảng là cầu nối cuối cùng của các bài vẽ hình hoạ giữa các khối hình cơ bản và vẽ đầu tượng người. Tượng được luợc bỏ những chi tiết của hình thái bên ngoài để quy vào khối hình cơ bản song vẫn đáp ứng yêu cầu về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong. Những cơ sở đó giúp người học vẽ liên tưởng đến khối hình cơ bản, vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ và dễ dàng khi chuyển tiếp sang vẽ đầu tượng.

1. Yêu cầu:

Vẽ đầu tượng phải :

- Đúng tỷ lệ
- Dựng hình chính xác, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong của mẫu.
- Diễn tả chất thạch cao.

2. Các bước tiến hành vẽ đầu tượng vạt mảng:


2.1. Quan sát mẫu:

Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ của mẫu

Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. Đây là tượng chân dung nam thanh niên, vầng trán cao, khuôn mặt cương nghị đã được phác mảng quy vào những mảng, hình khối rõ ràng khúc chiết và các diện sáng tối cụ thể. Chú ý phần cổ, sự ăn nhập giữa đầu tượng và cổ đúng sẽ tạo độ vững vàng, cân đối cho bài vẽ.

2.2. Phác hình đầu tượng:

- Quan sát, nhận xét: xem mẫu đặt ở vị trí nào, trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính.
- Sau đó xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung.
- Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu.

2.3. Kiểm tra bằng dây dọi:

- Củng cố lại hình vẽ, sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo xương đầu để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét.
- Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn.
- Kiểm tra tỷ lệ của mẫu. Sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ… Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh (vẽ mẫu người cũng vậy) vì ức luôn là điểm cố định dù đầu và cổ có chuyển động (Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi).
- Nheo mắt xác định sáng tối lớn.

2.4. Đánh bóng, đẩy sâu và nhấn bài

- Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng).
- Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét.
- Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất của tượng. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng đầu tượng thạch cao.
- Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu.
- Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với đầu tượng, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu.
- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.




11 - HÌNH HỌA - VẼ KHỐI NGŨ GIÁC, LỤC GIÁC

HÌNH HỌA - VẼ KHỐI NGŨ GIÁC, LỤC GIÁC

“ Vẽ khối cầu như thế nào ? “

Trong không gian, khối hình cầu không có biến đổi cấu trúc hình thể dù người vẽ đứng ở góc độ nào, tầm nhìn nào cũng thế. Nó chỉ thay đổi độ to nhỏ do vị trí gần hay xa so với tầm nhìn của người vẽ. 
Khí thể hiện khối cầu trên giấy thì nó là một hình tròn. Vì thế chúng ta có 2 cách vẽ:

Vẽ một hình vuông bao quanh, sau đó vẽ chia 2 đường chéo nối các góc đối diện, vẽ các đường chia đôi hình vuông theo chiều ngang và chiều dọc. sau đó xác định các điểm mà hình tròn đi qua rồi nối lại ta được hình tròn cần vẽ.
Dùng mắt cảm nhận trực tiếp và bắt đầu vẽ hình tròn theo cảm nhận của mình mà ko cần dùng các phương pháp như cách 1.
Ở cách 1 khi các bạn vẽ ra thường thì cũng chưa chuẩn lắm tuy nhiên đó có thể là cách mà các bạn mới học vẽ thường hay áp dụng, còn ở cách 2 thì thôi rồi – một rổ trứng gà.

Vậy thì theo bạn bạn nên vẽ theo cách 1 hay cách 2 ?

Theo tôi thì các bạn sẽ thích vẽ cách 1 vì như thế có thể dễ vẽ hơn và sau khi vẽ cũng khá hơn so với cách 2. Tuy nhiên đừng quên là các bạn đang bước đầu học vẽ và mục đích của việc vẽ các khối cơ bản là giúp bạn rèn luyện khả năng cảm nhận và so sánh tương quan với nhau. Mặt khác giúp các bạn điều khiển được đôi tay theo ý mình muốn để tạo nên một bài vẽ tốt.

Vì vậy nếu các bạn đang vẽ theo cách 1 thì hãy bỏ ngay cách vẽ ấy đi vì nó chẳng giúp ích gì cho mục đích của bài vẽ khối cơ bản. Vậy thì giờ các bạn phải chuyển sang cách 2 thôi, ở cách 2 các bạn sẽ cảm thấy hơi khó khi vẽ nhưng nó giúp ích các bạn rất nhiều trong việc cảm nhận và so sách tương quan với nhau – một kỹ năng mà bạn cần phải rèn luyện trong suốt quá trình học vẽ.

Trở lại với vấn đề chính là làm sao để vẽ được các khối ngũ giác, lục giác và từng bước cụ thể ra sao?

Cũng giống như khối cầu mục đích của việc vẽ các khối ngũ giác, lục giác là giúp các bạn rèn luyện khả năng so sánh các góc độ khác nhau của đường thẳng trong không gian và cách thể hiện lên bài vẽ. Ở khối hộp bạn sẽ có những đường thẳng gần như là song song với nhau thì ở khối ngũ giác, lục giác các cạnh của nó tạo ra các đường thẳng với góc nhìn khác nhau lại có sự đan xen mà không có quy luật nên gây ra nhiều khó khăn cho các bạn.

Vậy cách vẽ như thế nào ?

B1: Xác định khung hình giới hạn cho khối ( có thể là khung chữ nhật hay khung hình vuông tùy vào góc nhìn)

B2: Xác định độ xiêng của các đường cạnh của khối ngũ giác, lục giác

( sử dụng phương pháp gióng xiêng trong bài những kỹ năng cơ bản cho các bạn mới học vẽ )

Vấn đề vẽ khối ngũ giác, lục giác như thế nào ?

B3: Dựa vào cạnh của khung hình giới hạn và độ xiêng của các cạnh khối ngũ giác, lục giác mà vẽ phác nhanh và dứt khoát các đường kỳ hà.

B4: ( quan trọng)

- Nếu bạn học vẽ ở nơi luyện thi thì hỏi ngay người hướng dẫn ở đó xem hình của bạn đạt chưa. Nếu chưa thì từ từ kêu họ chỉ mà hãy quan sát và đo đạt lại xem mình cần sửa gì không. Tiếp tục hỏi lại và nếu còn gì chưa đạt thì nhờ người hướng dẫn chỉ ra cho bạn thấy. tuy nhiên sau khi bạn nhận được lời chỉ dẫn thì bạn phải tự tay chỉnh sửa cho bài vẽ của mình.

- Nếu bạn tự học vẽ thì post lên fanpage luyện thi khối v, khối h để mọi người cùng nhau đánh giá giúp bạn.

( Bước 4 này là bước mà các bạn cần phải thực hiện trong bất cứ bài vẽ nào. Mình muốn nhấn mạnh là các bạn phải được đánh giá về hình của bài vẽ từ người hướng dẫn trước khi các bạn bắt đầu lên bóng cho bài vẽ. Đây là yêu cầu bắt buộc cho các bạn luyện thi vẽ )

B5: Quan sát đánh giá tổng quan và bắt đầu lên bóng cho bài vẽ.